Slide Slide Slide Slide Slide Slide
Videos
Quảng Cáo
Thống Kê Truy Cập
Di tích lịch sử Thành cổ Biên Hòa.

Thành cổ Biên Hòa (Thành Cựu, Thành Kèn, Thành Xăng Đá) xưa tọa lạc tại  huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa. Nay là phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Năm 2008, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định số 876/QĐ-UBND công nhận Thành cổ Biên Hòa là di tích lịch sử cấp tỉnh và năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định số 3995/QĐ-BVHTTDL công nhận Thành cổ Biên Hòa là di tích lịch sử Quốc gia.

Theo các tài liệu ghi lại như: Đại Nam Nhất Thống Chí, Gia Định Thành Thông Chí, Minh Mạng Chính Yếu…có thể xác định Thành cổ Biên Hòa được người dân xây dựng vào đầu thời Nguyễn, đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 15 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dai 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu. Đến năm 1837, vua Minh Mạng thứ 18 tiếp tục cho xây dựng và mở rộng Thành Cựu bằng đá ông theo kiểu Vauban, có chu vi dài 388 trượng, cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng, hào rộng 4 trượng, sâu 6 thước, dựng 2 kỳ đài, mở 4 cửa và cầu đá qua hào làm lối ra vào ( tức chu vi Thành tới 1.645,12 mét, tường thành cao 3,604 mét, dày 4,24 mét, hào rộng 16,96 mét, sâu 2,544 mét, với diện tích khuôn viên tính cả hào nước xung quanh tới hơn 18 hécta) và được đổi tên là Thành Biên Hòa. Thành Biên Hòa xây dựng ngoài chức năng là  một trung tâm hoạt động nhiều mặt của xã hội, còn trở thành là căn cứ quân sự phòng ngự phản công địch của quan quân nhà Nguyễn ở địa phương lúc bấy giờ.

Năm 1861, thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa, chúng nhận thấy Thành Biên Hòa là một căn cứa quân sự quan trọng, là bàn đạp để chiếm Biên Hòa và các tỉnh lân cận. Do đó, thực dân Pháp đã tập trung binh lực hùng hậu để thôn tính tòa Thành này. Tháng 12/1861, liên quân Pháp – Tây Ban Nha cho đại bác từ các chiến hạm trên sông Đồng Nai đồng loạt nã  đạn vào Thành Biên Hòa, quân triều đình và nghĩa quân Biên Hòa đã anh dung đánh trả quyết liệt để giữ thành. Do tương quan lực lưỡng và vũ khí, sau ba đợt tấn công liên tiếp của kẻ địch, quân ta phải rút khỏi Thành Biên Hòa để bảo đạm lực lượng. Sau khi chiếm Thành Biên Hòa, thực dân Pháp đã bắt tay vào việc cải tạo, thu hẹp diện tích Thành còn lại 1/8 so với trước kia, xây dựng các cơ sở an ninh, quân sự bên trong và bên ngoài Thành: doanh trại, nhà trường, sở an ninh quân đội, bãi tập, bãi bắn, phóng giam và phòng làm việc…, bố trí các sĩ quan cao cấp, binh lính của địch vào trấn giữ, bảo vệ, làm việc trong suốt thời gian cai trị và gọi tên là Thành Xăng Đá ( Solda), nhân dân địa phương gọi là  Thành Kèn.

Đến giai đoạn đế quốc Mỹ đánh chiếm Biên Hòa ( 1954 – 1975), Thành không có nhiều thay đổi về diện mạo, chúng sử dụng lại toàn bộ các công trình do thực dân Pháp để lại, chia Thành cổ Biên Hòa thành hai khu vực ( Tây Bắc và Đông Nam) bằng một con đường tròng hai hàng  me chạy dọc Thành từ cổng chính vào.  Khu vực Tây Bắc của Thành Biên Hòa là nơi làm việc của phòng nhì, bưu chính; lầu trệt của ngôi biệt thự được sử dụng để giam giữ, khảo tra các chiến sĩ cách mạng. Khu vực Đông Nam của Thành là nơi làm việc của sở an ninh quân đội Mỹ - Ngụy. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ( năm 1975), chính quyền cách mạng địa phương tiếp quản và giao cho nghành Hậu cần Công an tỉnh quản lý và sử dụng. Năm 2008, công  an Hậu cần bàn giao lại  cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai quản lý di tích Thành cổ Biên Hòa. Năm 2009, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho ban Quản lý di tích tỉnh trực tiếp quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích cho đến nay.

Thành cổ Biên Hòa là di tích có giá trị nhiều mặt: công trình kiến trúc quân sự đặc biệt và trung tâm có vĩ trí chiến lược của vùng Đông Nam Bộ trong chính sách trị an của nhà Nguyễn ở phía Nam của Tổ quốc; phản ánh kỹ thuật xây dựng khoa học, kiên cố, đặc sắc; sự am hiểu thuật phong thủy theo cách nhìn đại chính trị của người xưa. Đây cũng là một công trình thành quách duy nhất còn lại đến ngày nay ở Khu vực Đông Nam Bộ. Trãi qua những thăng trầm của lịch sử, Thành cổ Biên Hòa vẫn mãi là biểu tượng cao đẹp của quân và dân Biên Hòa – Đồng Nai trong suốt chiều dài lịch sử, biểu tượng về tinh thần đoàn kết một lòng, chung sức bảo vệ đất nước. Thành cổ Biên Hòa mãi là di sản vô giá của các thế hệ đi trước để lại cho thế hệ mai sau.

Với mục đích giữ gìn và phát huy giá trị di tích, từ năm 2014 đến 2017 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã cho phép trùng tu, tôn tạo lại toàn bộ Thành cổ Biên Hòa với các hạng mục: nhà cổ phía Đông, nhà cổ Phía Tây, tháp canh, tường thành, hệ thống chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, chống sét, sân đường nội bộ, nhà để xe,…theo quan điểm bảo tồn và phát triển đã tạo nên diện mạo kiến trúc khang trang hiện hữu.

Tổ Di Tích – Thư Viện